TIN TỨC MỚI



Blogger templates

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Băng thông là gì? Tìm hiểu về băng thông máy chủ, VPS, hosting

Băng thông là gì?
Băng thông là một DTR (Data transfer rate - số lượng dữ liệu số được chuyển từ nơi này tới nơi khác trong một thời gian cụ thể), thường là 1 giây. Có nhiều đơn vị đo băng thông, có thể là triệu bit mỗi giây (megabits mỗi giây hay Mbps), tỷ bít mỗi giây (gigabits mỗi giây hay Gbps) . Thường thì đơn vị là Mbps. Cụ thể hơn thuật ngữ này dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây là bao nhiêu. Hình dung cụ thể băng thông như 1 con đường, nếu băng thông lớn, tương tự như một con đường rộng, nhiều người có thể đi qua, tình trạng tắc nghẽn khó có thể xảy ra và ngược lại. Băng thông là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với khách hàng khi tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ như server, VPS, hosting. Thường thì người dùng sẽ quan tâm đến dung lượng băng thông, loại băng thông, chia sẻ hay là riêng. Bởi vì băng thông của máy chủ, máy chủ ảo hoặc hosting quyết định đến 40% tốc độ của dịch vụ. Do đó, các nhà cung cấp rất chú trọng yếu tố băng thông. Hiện tại ở Việt Nam thì chủ yếu là băng thông chia sẻ, còn ở các dạng cao hơn thì chỉ có một số nhà cung cấp lớn có khả năng xây dựng hệ thống để mang đến cho khách hàng. 


Các loại băng thông
1.      Phân loại theo dung lượng sử dụng:
*    Commited bandwith (băng thông được cam kết)
Mỗi tháng bạn được cung cấp một lượng băng thông nhất định ghi trong hợp đồng, nếu bạn sử dụng vượt quá băng thông đã cam kết và thống nhất đó thì bạn phải trả thêm phí tùy theo điều khoản của từng nhà cung cấp.
*    Shared bandwith (băng thông được chia sẻ)
Một gói băng thông được sử dụng bởi nhiều máy chủ, bạn có thể sử dụng băng thông từ tối thiểu đến tối đa trong gói băng thông đó. Ví dụ gói băng thông chia sẻ mà nhà cung cấp đưa ra là 100Mbps thì bạn chỉ có thể sử dụng cao nhất là 100Mbps, không thể vượt quá. Thường thì bạn chỉ sử dụng được dưới 100 vì lượng băng thông đó còn phải chia sẻ cho người khác. Các nhà cung cấp băng thông chia sẻ chỉ cam kết cung cấp cho bạn lượng băng thông tối thiểu, khoảng 10-20Mbps. Các gói băng thông chia sẻ thường gắn với VPS chia sẻ, phù hợp với các dịch vụ dung lượng nhỏ, tránh gây tình trạng VPS bị đơ hoặc dừng hoạt động do full băng thông. Các nhà cung cấp gói băng thông này thường khôn khéo thu hút khách hàng bằng cách ghi là ‘’unlimited bandwith’’, ý là người dùng có thể sử dụng không giới hạn trong một gói băng thông nhất định. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì từ đó chưa hoàn toàn chính xác. Các master sẽ nhận ra ngay.
*    Delicated bandwith (băng thông riêng)
Đây là gói băng thông có thể nói là ưu việt nhất vì người dùng sử dụng băng thông trên số tiền mình bỏ ra để mua, không bị chia sẻ với bất cứ ai. Băng thông riêng đang trở thành điểm mạnh của các nhà cung cấp VPS Cloud, tất cả vận hành trên nền điện toán đám mây. Giờ đây với VPS Cloud dù là gói nhỏ nhất thì bạn cũng một mình một vương quốc, không ai có thể xâm nhập vào băng thông của bạn, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn. Hơn nữa việc nâng cấp băng thông rất dễ dàng khi khách hàng có nhu cầu băng thông lớn hơn.
2.      Phân loại theo phạm vi sử dụng:
Băng thông trong nước
Là băng thông sử dụng giữa các máy chủ trong nước, trao đổi dung lượng qua lại trong phạm vi một quốc gia.
Băng thông quốc tế
Là băng thông được sử dụng để trao đổi dung lượng giữa 2 điểm đầu cuối ở hai quốc gia khác nhau. Ví dụ khi người từ Mỹ truy cập một website đặt server tại Việt Nam thì cần sử dụng băng thông quốc tế. Người sử dụng Facebook tại Việt Nam truy cập vào Facebook cũng cần qua băng thông quốc tế. Vừa qua xảy ra tình trạng đứt cáp quang biển đi quốc tế cũng ảnh hưởng tới băng thông quốc tế và trong nước.
Cách tiết kiệm băng thông cho website của bạn:
Một website chạy chậm thì có một nguyên nhân phổ biến là thiếu băng thông, dưới đây Gdata xin nêu ra một số cách để tiết kiệm băng thông cho website của bạn:
1.     Tối ưu hình ảnh
Site của bạn không nên để nhiều ảnh vì để tải ảnh cần lượng băng thông lớn. Nếu dùng hình ảnh cũng chỉ nên để ở kích thước vừa phải.
2.     Để file web ở dạng nén.
Ngoài tác dụng để code an toàn hơn, việc nén File giúp website của bạn có thể được load nhanh hơn. Hầu hết các trình duyệt đều hỗ trợ Gzip nên việc nén file cũng trở nên dễ dàng hơn.
3.     Đề phòng Hotlinking
Hotlinking là việc website khác chiếm băng thông website của bạn. Việc này xảy ra khi website đó link đến 1 hình ảnh hoặc bài viết chứa trên server của bạn. Những website uy tín và nổi tiếng thường bị hotlinking. Tuy nhiên cũng có nhiều cách để chống hotlinking. Ví dụ, bằng .htaccess.
4.     CSS càng nhiều càng tốt.
CSS là một hành động code, dùng để trang trí website mà không cần dùng nhiều hình ảnh. Như vậy, nếu website của bạn được CSS nhiều và cẩn thận thì lượng băng thông tiêu tốn sẽ ít đi.
5.     Chú ý đến băng thông quốc tế.
Thông thường Goole crawl website của bạn vài lần 1 ngày. Vì vậy, việc đó cũng tiêu tốn băng thông quốc tế của bạn. Nếu bạn thấy rằng việc Google truy vấn website của bạn quá nhiều, bạn có thể điều chỉnh tần suất này qua webmaster tool.
Còn rất nhiều cách nữa để tối ưu lượng băng thông tiêu tốn cho website của bạn. Nhưng trên đây là 5 cách khá hiệu quả bạn có thể sử dụng để tối ưu băng thông.

Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được băng thông và áp dụng các cách khác nhau để số tiền bạn bỏ ra mua băng thông có hiệu quả nhất.
Hãy theo dõi các bài viết sau nhé bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thiết kế bởi VDO