TIN TỨC MỚI



Blogger templates

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Những điểm yêu của HĐH Android

HĐH Android được coi là HĐH tối nhất dùng cho Smartphone nhưng nó cũng ẩn chứa trong mình không ít những điểm yếu

1. Android có nhiều tính năng khó kích hoạt
Khi chọn mua một chiếc điện thoại Android, bạn có thể hào hứng rằng mình sắp được tận hưởng rất nhiều tiện ích. Có rất nhiều tính năng, widget, ứng dụng.. Điều này đặc biệt rõ ràng với Samsung Galaxy S III – chiếc điện thoại được đóng gói với một số tính năng thú vị mà iPhone không có như tự động chia sẻ ảnh với điện thoại khác qua Wi-Fi.
Tuy nhiên, bạn phải trải qua rất nhiều bước cài đặt để bật những tính năng này – một điều khá khó khăn đối với những người mới sử dụng Android.
2. Google Play không bằng iTunes
Mùa hè này, Google sẽ tăng cường nội dung trên gian hang Google Play. Google Play sẽ cung cấp thêm nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh hơn cho thuê hoặc bán cho người dùng thiết bị Android.
Nhưng so với iTunes, kho nội dung của Google Play vẫn còn thua xa. Ví dụ như về nhạc số, Google Play vẫn thiếu nội dung từ Warner - một trong bốn nhãn hiệu âm nhạc lớn nhất thế giới.
Mặc dù Android đang giới hẹp khoảng cách về ứng dụng, Apple có lợi thế là lòng trung thành của các nhà phát triển. Đa số các ứng dụng đều được phát hành trên iOS trước Android. Và phiên bản Android của một số ứng dụng không có chất lượng bằng phiên bản dành cho iOS.
3. Malware/Virus lan tràn trên Android
Vì Android là hệ thống mở và có nhiều gian ứng dụng không chính thức, thiết bị Android dễ bị tấn công hơn bởi malware và ứng dụng giả mạo.
Chỉ mới tuần trước, một loại virus SMS đã xuất hiện từ một cửa hàng Android của Trung Quốc, lây nhiễm cho thiết bị của 500.000 người.
4. Thiết bị Android thiếu phụ kiện tốt
Dường như các nhà sản xuất thiết bị không quan tâm tới Android bằng iPhone.
Ví dụ, một số loại phụ kiện thú vị như Vỏ bảo vệ kiêm pin gắn ngoài của Mophie chỉ có phiên bản dành cho iPhone.
5. Trải nghiệm iPhone mượt mà hơn
Tăng tốc phần cứng là quy trình mà trong đó điện thoại có thể chuyển từ card đồ họa GPU sang CPU mà không sử dụng nhiều bộ nhớ của điện thoại. Ngay từ đầu, các thiết bị Android đã có khả năng này, nhưng chỉ là đối với các tính năng như trượt thanh thông báo xuống phía dưới. Trước phiên bản Android 3.0, các thiết bị Android không có khả năng tăng tốc phần cứng toàn bộ.
Trong khi đó, iPhone đã có khả năng tăng tốc phần cứng toàn bộ ngay từ phiên bản đầu tiên, giúp trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn.
Quan trọng hơn nữa, mặc dù phiên bản Android mới nhất - Jelly Bean - dễ sử dụng hơn nhiều các phiên bản trước, chỉ một phần nhỏ các thiết bị Android hiện nay chạy Jelly Bean.
6. Phân mảnh
Nhiều lựa chọn phần cứng có thể là lợi thế, nhưng đối với Android lại là điểm yếu. Ngoài các thiết bị Android cao cấp như Galaxy S III, còn có rất nhiều loại thiết bị giá rẻ.
Ngoài chất lượng điện thoại, tình trạng phân mảnh còn gây khó khăn cho các nhà phát triển. Họ phải viết ứng dụng sao cho phù hợp với nhiều kích cỡ và dạng màn hình. Đôi khi, họ phải viết lại một vài ứng dụng chỉ để nó tương thích với một mẫu smartphone nhất định.
7. Tất cả các thiết bị không được cập nhật phần mềm cùng một lúc
Google phát hành phiên bản hệ điều hành mới nhất, Jelly Bean, vào tháng Bảy. Nhưng đa số thiết bị Android hiện nay vẫn dùng Android Gingerbread – phiên bản ra mắt từ cách đây hơn một năm rưỡi. Đó là vì các nhà sản xuất có xu hướng sửa đổi Android rất nhiều, khiến họ mất nhiều thời gian để theo kịp các bản cập nhật của Google.
Cách duy nhất để đảm bảo bạn có bản cập nhật mới nhất là mua một trong các thiết bị nhãn hiệu Nexus của Google. Hiện nay, chỉ một phần nhỏ khách hàng có thiết bị loại này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thiết kế bởi VDO